728x90 AdSpace

Mới Nhất

    • Trọng tài Mã Ninh – “Ác mộng” với các đội bóng Việt Nam

      Theo số liệu thống kê, trọng tài Mã Ninh (Ma Ning) thuộc diện khá tiết chế trong việc bắt phạt đền. Nhưng có một điều khá lạ: 50% trong số những quả 11m mà ông trọng tài Trung Quốc này từng thổi là nhắm vào các đội bóng đến từ… Việt Nam.  Trọng tài ma ning (china) Theo số liệu thống kê, trọng tài Mã Ninh (Ma Ning) thuộc diện khá tiết chế trong việc bắt phạt đền. Nhưng có một điều khá lạ: 50% trong số những quả 11m mà ông trọng tài Trung Quốc này từng thổi là nhắm vào các đội bóng đến từ… Việt Nam.Cho đến trước trận Malaysia – Việt Nam trong khuôn khổ lượt đi bán kết AFF Cup 2014, Mã Ninh đã điều khiển 31 trận đấu trên bình diện quốc tế. Con số trên bao gồm cả các trận đấu ở cấp CLB lẫn ĐTQG thuộc các lứa tuổi khác nhau. Trong 31 trận đấu ấy, trọng tài họ Mã mới có 3 lần chỉ tay vào chấm 11m. Nghĩa là tỷ lệ thổi phạt đền của Mã Ninh chỉ là 0,09 quả/trận.Tuy nhiên, đến trận đấu “có máu và nước mắt” tại sân Shah Alam hôm Chủ nhật vừa qua, tỷ lệ bắt 11m của Mã Ninh đã “cải thiện” đáng kể sau khi ông này xác định tiền vệ Huy Hùng để bóng chạm tay tronq vòng 16m50. Tổ trọng tài đã có nhiều quyết định gây bất lợi cho đội tuyển Việt Nam Ngoài bàn thắng gây tranh cãi được ghi từ chấm 11m của Malaysia, trọng tài Mã Ninh còn được “ghi nhớ” bởi việc tạo điều kiện giúp Arema Malang có pha gỡ hoà 1-1 ở trận đấu với Hà Nội T&T trong khuôn khổ vòng bảng AFC Cup hồi tháng 3 năm nay.Thật trớ trêu là ở trận gặp CLB của Indonesia, Mã Ninh cũng bắt lỗi chạm bóng bằng tay trong khu vực cấm địa. Nạn nhân là hậu vệ trẻ Duy Khánh. Trận này các cầu thủ Hà Nội T&T bị phạt 4 thẻ vàng, trong khi không có tấm thẻ nào được rút ra đối với Arema Malang. Song cũng như ĐTVN của HLV Miura, Hà Nội T&T của HLV Phan Thanh Hùng đã vượt qua “đối thủ” mang tên trọng tài để đánh bại Arema Malang 3-1.Bên cạnh những quả 11m trời ơi đất hỡi, trọng tài Mã Ninh, người đã điều khiển trận Việt Nam thua Philippines 0-1 tại vòng bảng AFF Cup 2012 tại Thái Lan, còn có không ít những quyết định xử lý có lợi cho đối thủ của các đội bóng Việt Nam. Những gì vừa diễn ra trên sân Shah Alam, thiết nghĩ không cần phải nhắc lại vì quá nhiều người đã chứng kiến.Nhưng cách đây hơn 2 năm tại Singapore từng xảy ra một sự kiện mà có lẽ trong số các cầu thủ vừa từ Shah Alam trở về, thủ thành Nguyên Mạnh là người nhớ nhất.Ngày 20.3.2012, SLNA tới làm khách trên sân Tampines Rovers trong khuôn khổ vòng bảng AFC Cup. Nguyên Mạnh được chọn đứng trong khung gỗ của SLNA để bắt chính và suýt là nạn nhân nếu không chơi xuất sắc, chiến thắng tiếng còi thiên vị nhằm giúp Tampines Rovers giành 3 điểm.Kết thúc trận đấu mà đội bóng Singapore phải cắn răng chấp nhận tỷ số hòa 0-0, trang sleague.com ghi lại phát biểu của HLV Hữu Thắng: “Có những tình huống mà trọng tài xử lý không hề chuẩn xác. Tất cả đều thấy rõ điều đó nhưng trọng tài lại không có cùng quan điểm với số đông…”.Không dừng lại ở việc xử ép các đội bóng Việt Nam, trọng tài sinh ngày 14.6.1979 này còn bị cho là có “tình cảm đặc biệt” với các đội bóng Malaysia. Tại vòng bảng Asian Games 2014, trọng tài Mã Ninh đã rút thẻ vàng thứ 2 (tương đương thẻ đỏ) đối với tiền đạo chủ lực Raed Abdullah Al Ghamdi của Saudi Arabia trong trận gặp Hàn Quốc.Mã Ninh khép Raed vào tội ngã vờ để kiếm 11m. Hành động của Mã Ninh không ảnh hưởng gì đến Hàn Quốc vì đó đã là phút đá bù giờ cuối cùng và Hàn Quốc đã cầm chắc thắng lợi. Tuy nhiên việc Raed bị treo giò là tin tức tốt lành dành cho Malaysia, đội bóng phải đối đầu trực tiếp với Saudi Arabia ở lượt cuối để cạnh tranh vị trí thứ nhì bảng A.Nhưng “Mã Ninh tính không bằng trời tính”, Saudi Arabia với trình độ vượt trội đã hạ Malaysia 3 bàn không gỡ và đường hoàng đi tiếp vào vòng knock-out.Và sau trận lượt đi giành chiến thắng 2-1 ngay tại chảo lửa Shah Alam, đội bóng dưới quyền HLV Miura cũng nắm trong tay lợi thế lớn cho một suất dự trận CK AFF Cup 2014. Nguồn http://bongdainfo.com/trong-tai-ma-ninh-ac-mong-voi-cac-doi-bong-viet-nam.html

Wednesday, November 26, 2014
phongngo

Cẩn trọng với đèn pin smartphone

Hàng triệu người dùng có thể đang bị ứng dụng đèn pin trên smartphone của mình âm thầm thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… để đem bán ra thị trường “chợ đen”.

Ứng dụng Brightest Flashlight Free – Ảnh: Đ.Thiện
Đó là cảnh báo của Công ty an ninh mạng SnoopWall – tham mưu về an ninh mạng cho Chính phủ Mỹ. SnoopWall cho rằng các ứng dụng đèn pin trên smartphone không miễn phí và vô hại như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chúng có thể đang bị tội phạm mạng lợi dụng làm công cụ âm thầm trục lợi từ sự chủ quan của người dùng.

Đánh cắp tài khoản ngân hàng


Gary Miliefsky, người đứng đầu SnoopWall, cho biết: “Người dùng điện thoại thông minh và máy tính bảng đang phải đối mặt với việc các ứng dụng cài đặt trên thiết bị thực hiện nhiều vai trò hơn so với dịch vụ mà chúng cung cấp”.

Theo Miliefsky, các ứng dụng đèn pin mà họ phát hiện đang theo dõi người dùng đều là những cái tên khá nổi tiếng hiện nay như: Super-Bright LED Flashlight, Brightest Flashlight Free và Tiny Flashlight + LED.

Các ứng dụng này có các điều khoản cài đặt không liên quan lắm đến chức năng của chúng như: tùy chỉnh hoặc loại bỏ các nội dung lưu trữ qua USB, lấy vị trí chính xác của người dùng, các phím tắt, xem tất cả kết nối mạng, xem tin nhắn…

Và người dùng thường rất dễ dàng bỏ qua bởi suy nghĩ chủ quan “chúng chỉ là cái đèn pin”.

Miliefsky cho rằng các ứng dụng trên có thể được tội phạm mạng phát triển hoặc chỉnh sửa nhằm thu thập dữ liệu người dùng và bán cho các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo để xác định thói quen mua sắm.

Thậm chí, chúng có thể đánh cắp các thông tin tài khoản ngân hàng nếu có cơ hội tiếp cận được. Đây được xem là món hàng rất hấp dẫn trên thị trường “chợ đen” hiện nay.

Để thêm nguồn thông tin, chúng tôi đã thử tìm hiểu về các ứng dụng trên trong kho ứng dụng trực tuyến CH Play của hệ điều hành Android. Kết quả, ứng dụng Super-Bright LED Flashlight (hiện đã bổ sung chữ HD phía sau) có hơn 1 triệu lượt người dùng tải xuống.

ng dụng này, người dùng phải cho ứng dụng xem các hoạt động của thiết bị, ứng dụng đang chạy, lịch sử trình duyệt web và dấu trang, cho ứng dụng sử dụng máy ảnh và micro, xem thông tin về kết nối WiFi, Bluetooth, số điện thoại của chủ nhân và các số điện thoại được kết nối.



Nên dùng đèn pin mặc định


Hầu hết smartphone của các thương hiệu điện thoại phổ dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay đều có tích hợp sẵn chức năng đèn pin. Tuy nhiên các nhà sản xuất đều cam kết đèn pin của họ chỉ hoạt động đúng chức năng chứ không “vượt rào” như các ứng dụng được SnoopWall công bố.

Ông Mark Chu, giám đốc sản phẩm ngành hàng điện thoại và máy tính bảng của Hãng Asus, khẳng định: “ứng dụng đèn flash thuộc giao diện ZenUI được cài sẵn trên các sản phẩm Asus chạy hệ điều hành Android là một ứng dụng an toàn, không có chức năng thu thập thông tin từ người dùng”.

Đại diện Lenovo cho biết: “ứng dụng đèn pin được cài đặt sẵn như một tính năng tiêu chuẩn có trong tất cả dòng smartphone Android của Lenovo được chính Lenovo phát triển.

Ứng dụng này không theo dõi, thu thập bất cứ thông tin nào của người dùng. Lenovo có chính sách nghiêm ngặt không được phép thu thập thông tin cá nhân mà không được sự đồng ý của người dùng.

Những ứng dụng của bên thứ ba sẽ không được cài đặt vào những dòng smartphone của chúng tôi nếu không được kiểm thử và đạt được các tiêu chí đề ra”.

Đại diện Hãng LG cũng cam kết: “LG tự phát triển tính năng đèn flash, không sử dụng ứng dụng bên thứ ba và tất nhiên không có chuyện thu thập hay theo dõi người sử dụng”…

Cẩn trọng trước khi tải ứng dụng


Đối với người dùng hệ điều hành Android hiện nay, việc cài đặt ứng dụng của bên thứ ba từ cửa hàng CH Play là chuyện bình thường. Tuy nhiên mỗi ứng dụng thường luôn đi kèm các điều khoản yêu cầu mà người dùng hay chủ quan bỏ qua. Các chuyên gia bảo mật tỏ ra rất lo ngại bởi thông tin người dùng có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia bảo mật cao cấp của Hãng Kaspersky Lab Victor Chebyshev cho biết: “Một ứng dụng độc hại giả mạo một ứng dụng nổi tiếng là việc không mới. Chúng ta đã chứng kiến các mã độc khác làm những việc như vậy, như một “cửa hậu” đã giả mạo thành một ứng dụng đèn pin. Nói cách khác, tội phạm mạng thường phát tán mã độc di động bằng cách sử dụng những kỹ thuật xã hội (social engineering technique).

Để tránh bị nhiễm những ứng dụng di động độc hại, chúng tôi đề nghị người dùng chỉ nên sử dụng những cửa hàng ứng dụng uy tín và tự bảo vệ mình bằng một giải pháp chống mã độc hiệu quả”.

Đại diện Hãng Sony cho biết người dùng nên kiểm tra kỹ phần thông báo quyền truy cập ứng dụng (ví dụ như quyền truy cập vào danh bạ điện thoại, email, mạng xã hội, bộ nhớ trong…) trước khi quyết định cài đặt ứng dụng vào máy.

Nếu có nghi ngờ, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin về ứng dụng này trước khi cài đặt. Chẳng hạn ứng dụng đèn pin lại yêu cầu truy cập danh bạ là điều đáng nghi ngờ.

----------
Click để Bình Luận ↓
Nếu thấy hữu ích hãy like để ủng hộ tinso24h.
Cẩn trọng với đèn pin smartphone
  • Title : Cẩn trọng với đèn pin smartphone
  • Posted by :
  • Date : 8:53 PM
  • Labels :
  • Bình Luận Bằng Google +
  • Bình Luận Bằng Facebook ( )

0 nhận xét:

Post a Comment

Top