728x90 AdSpace

Mới Nhất

    • Trọng tài Mã Ninh – “Ác mộng” với các đội bóng Việt Nam

      Theo số liệu thống kê, trọng tài Mã Ninh (Ma Ning) thuộc diện khá tiết chế trong việc bắt phạt đền. Nhưng có một điều khá lạ: 50% trong số những quả 11m mà ông trọng tài Trung Quốc này từng thổi là nhắm vào các đội bóng đến từ… Việt Nam.  Trọng tài ma ning (china) Theo số liệu thống kê, trọng tài Mã Ninh (Ma Ning) thuộc diện khá tiết chế trong việc bắt phạt đền. Nhưng có một điều khá lạ: 50% trong số những quả 11m mà ông trọng tài Trung Quốc này từng thổi là nhắm vào các đội bóng đến từ… Việt Nam.Cho đến trước trận Malaysia – Việt Nam trong khuôn khổ lượt đi bán kết AFF Cup 2014, Mã Ninh đã điều khiển 31 trận đấu trên bình diện quốc tế. Con số trên bao gồm cả các trận đấu ở cấp CLB lẫn ĐTQG thuộc các lứa tuổi khác nhau. Trong 31 trận đấu ấy, trọng tài họ Mã mới có 3 lần chỉ tay vào chấm 11m. Nghĩa là tỷ lệ thổi phạt đền của Mã Ninh chỉ là 0,09 quả/trận.Tuy nhiên, đến trận đấu “có máu và nước mắt” tại sân Shah Alam hôm Chủ nhật vừa qua, tỷ lệ bắt 11m của Mã Ninh đã “cải thiện” đáng kể sau khi ông này xác định tiền vệ Huy Hùng để bóng chạm tay tronq vòng 16m50. Tổ trọng tài đã có nhiều quyết định gây bất lợi cho đội tuyển Việt Nam Ngoài bàn thắng gây tranh cãi được ghi từ chấm 11m của Malaysia, trọng tài Mã Ninh còn được “ghi nhớ” bởi việc tạo điều kiện giúp Arema Malang có pha gỡ hoà 1-1 ở trận đấu với Hà Nội T&T trong khuôn khổ vòng bảng AFC Cup hồi tháng 3 năm nay.Thật trớ trêu là ở trận gặp CLB của Indonesia, Mã Ninh cũng bắt lỗi chạm bóng bằng tay trong khu vực cấm địa. Nạn nhân là hậu vệ trẻ Duy Khánh. Trận này các cầu thủ Hà Nội T&T bị phạt 4 thẻ vàng, trong khi không có tấm thẻ nào được rút ra đối với Arema Malang. Song cũng như ĐTVN của HLV Miura, Hà Nội T&T của HLV Phan Thanh Hùng đã vượt qua “đối thủ” mang tên trọng tài để đánh bại Arema Malang 3-1.Bên cạnh những quả 11m trời ơi đất hỡi, trọng tài Mã Ninh, người đã điều khiển trận Việt Nam thua Philippines 0-1 tại vòng bảng AFF Cup 2012 tại Thái Lan, còn có không ít những quyết định xử lý có lợi cho đối thủ của các đội bóng Việt Nam. Những gì vừa diễn ra trên sân Shah Alam, thiết nghĩ không cần phải nhắc lại vì quá nhiều người đã chứng kiến.Nhưng cách đây hơn 2 năm tại Singapore từng xảy ra một sự kiện mà có lẽ trong số các cầu thủ vừa từ Shah Alam trở về, thủ thành Nguyên Mạnh là người nhớ nhất.Ngày 20.3.2012, SLNA tới làm khách trên sân Tampines Rovers trong khuôn khổ vòng bảng AFC Cup. Nguyên Mạnh được chọn đứng trong khung gỗ của SLNA để bắt chính và suýt là nạn nhân nếu không chơi xuất sắc, chiến thắng tiếng còi thiên vị nhằm giúp Tampines Rovers giành 3 điểm.Kết thúc trận đấu mà đội bóng Singapore phải cắn răng chấp nhận tỷ số hòa 0-0, trang sleague.com ghi lại phát biểu của HLV Hữu Thắng: “Có những tình huống mà trọng tài xử lý không hề chuẩn xác. Tất cả đều thấy rõ điều đó nhưng trọng tài lại không có cùng quan điểm với số đông…”.Không dừng lại ở việc xử ép các đội bóng Việt Nam, trọng tài sinh ngày 14.6.1979 này còn bị cho là có “tình cảm đặc biệt” với các đội bóng Malaysia. Tại vòng bảng Asian Games 2014, trọng tài Mã Ninh đã rút thẻ vàng thứ 2 (tương đương thẻ đỏ) đối với tiền đạo chủ lực Raed Abdullah Al Ghamdi của Saudi Arabia trong trận gặp Hàn Quốc.Mã Ninh khép Raed vào tội ngã vờ để kiếm 11m. Hành động của Mã Ninh không ảnh hưởng gì đến Hàn Quốc vì đó đã là phút đá bù giờ cuối cùng và Hàn Quốc đã cầm chắc thắng lợi. Tuy nhiên việc Raed bị treo giò là tin tức tốt lành dành cho Malaysia, đội bóng phải đối đầu trực tiếp với Saudi Arabia ở lượt cuối để cạnh tranh vị trí thứ nhì bảng A.Nhưng “Mã Ninh tính không bằng trời tính”, Saudi Arabia với trình độ vượt trội đã hạ Malaysia 3 bàn không gỡ và đường hoàng đi tiếp vào vòng knock-out.Và sau trận lượt đi giành chiến thắng 2-1 ngay tại chảo lửa Shah Alam, đội bóng dưới quyền HLV Miura cũng nắm trong tay lợi thế lớn cho một suất dự trận CK AFF Cup 2014. Nguồn http://bongdainfo.com/trong-tai-ma-ninh-ac-mong-voi-cac-doi-bong-viet-nam.html

Tuesday, June 24, 2014
Unknown

Nghe lén điện thoại của người khác có thể bị ngồi tù

Thiết bị nghe lén cuộc gọi
www.TinSo24h.tk Không ít các ông chồng, bà vợ đang lo lắng liệu mình có bị nghe lén điện thoại? Đã có nhiều người nghe lén, theo dõi điện thoại nhưng ít ai biết hậu quả của việc làm này có thể vướng vào vòng lao lý.

Dễ dính phần mềm “gián điệp”
Nhiều năm làm trong ngành công nghệ thông tin, sản xuất phầm mềm máy tính, điện thoại, ông Nguyễn Tuấn Huy - Giám đốc Công ty CP trò chơi Emobi (Hà Nội) đánh giá, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, phần mềm đều có thể dùng cho mục đích tốt hoặc xấu. Những phầm mềm một cách nào đó được cài vào điện thoại, máy tính để kiểm soát mà người dùng không thể biết.
Theo ông Huy, các phần mềm “gián điệp” xuất phát một phần từ chính người sử dụng như hay vào các trang web lạ, tải phần mềm không rõ nguồn gốc, không làm theo cảnh báo từ thiết bị… Hiện nhiều hệ điều hành của di động cũng đã có những tính năng cảnh báo, khuyến cáo người dùng trước khi tải về ứng dụng nhưng nhiều người không đọc kỹ, hoặc nghĩ đơn giản về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, đây cũng là “kẽ hở” để các phần mềm theo dõi xâm nhập vào thiết bị điện thoại.
“Người sử dụng còn bị lén cài đặt virus, hacker trên máy tính, điện thoại di động từ đó xâm nhập và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của người sử dụng, thậm chí còn dành quyền thao tác trên thiết bị. Cách đây ít lâu, người dùng máy tính cũng đã rất hoang mang vì phần mềm được cài đặt trên các máy, ghi lại thao tác trên bàn phím, lấy cắp mật khẩu. Mà khi đã có mật khẩu, thì mọi thông tin của email… đều bị xem và lấy cắp” - ông Tuấn Huy chia sẻ thêm.
Để phòng tránh, theo ông Huy: “Người dùng cũng nên cẩn thận, thiết lập thói quen sử dụng thiết bị đúng cách, đúng mục đích. Khó có thể nhận biết được các phần mềm theo dõi, nhưng người dùng có thể hạn chế bằng cách thường xuyên dùng các phần mềm diệt virus, thận trọng trong sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính không nên dùng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc, không vào trang web lạ… không giao máy cho các cơ sở sửa chữa, cài đặt điện thoại không đáng tin cậy”.
Nhan nhản thiết bị nghe lén
Trên thực tế, ngoài phần mềm theo dõi được “cấy” vào thiết bị điện thoại, máy tính, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện vô số loại thiết bị có thể nghe lén, ghi âm cuộc gọi điện thoại, định vị vị trí… phong phú về chủng loại, giá cả từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng.
Nhiều thiết bị nghe lén cuộc gọi điện thoại được chào bán trên Internet tại Việt Nam.


Nhiều năm buôn hàng điện tử, anh Nguyễn Thanh Hùng (Khương Trung, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị nghe lén cuộc gọi, định vị vị trí sử dụng cho trường hợp theo dõi, kiểm soát cá nhân. Các thiết bị này có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, giá từ vài trăm ngàn đồng, cũng có thể lên tới vài triệu đồng. Các thiết bị này được các văn phòng thám tử tư và người dùng mua về để theo dõi ngoại tình là chủ yếu”.
Quả thực, không khó để sở hữu một thiết bị nghe lén điện thoại bởi chúng được rao bán nhan nhản trên mạng Internet. Trên trang web simnghe… rao bán loại sim nghe lén, nghe trộm, theo dõi từ xa bằng điện thoại di động giá chỉ 990.000đ. Thiết bị này ứng dụng công nghệ sóng điện thoại di động giúp cho thiết bị sim nghe lén có chức năng như một máy thu âm và truyền thông tin đến điện thoại.
Trang web Dangcap… thì rao bán thiết bị nghe lén ngụy trang ổ cắm điện, giá 990.000đ. Thiết bị này được quảng cáo là dễ dàng bỏ thiết bị này ở nhà, dưới gầm bàn, gầm giường hay một một góc nào đó mà không sợ bị phát hiện. Thiết bị này sử dụng sóng điện thoại di động để truyền tín hiệu. Còn trang web: gpsvn… rao bán thiết bị mang tên GPS TRACKER XM32 với giá 1,2 triệu đồng. Đây là thiết bị định vị toàn cầu, xác định vị trí địa chỉ trên toàn quốc, theo dõi trực tuyến. Thích hợp gắn vào xe máy, xe ô tô...
Bị phạt tiền hoặc ngồi tù
Dù tổ chức nghe lén điện thoại, xâm nhập điện tử, điện báo để mục đích kinh doanh hay chỉ theo dõi vợ, chồng ngoại tình ngoài khía cạnh can thiệp vào đời tư, người thực hiện vẫn có thể vướng vào vòng lao lý.

Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Việc tổ chức sử dụng phần mềm, thiết bị nghe lén đối với cá nhân người khác là vi phạm pháp luật. Điều 125 - Bộ luật hình sự quy định rõ về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể chịu hình phạt từ phạt tiền cho tới phạt tù”.
Theo điều 125, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Cũng theo điều 125, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 - 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Quang Huy (Gia đình & Xã hội)
----------
Click để Bình Luận ↓
Nếu thấy hữu ích hãy like để ủng hộ tinso24h.
Nghe lén điện thoại của người khác có thể bị ngồi tù
  • Title : Nghe lén điện thoại của người khác có thể bị ngồi tù
  • Posted by :
  • Date : 9:32 PM
  • Labels :
  • Bình Luận Bằng Google +
  • Bình Luận Bằng Facebook ( )

0 nhận xét:

Post a Comment

Top