Gần đây dự luận trên mạng xã hội xôn xao trước một bài toán của học sinh lớp 2 với những tình tiết và dữ kiện được cho là không liên quan đến nhau. Với bài toán 'con cừu và tuổi của ông thuyền trưởng' đã được tác giả và giới chuyên môn lên tiếng.
Tác giả của bài toán: Đây là một bài toán nghiêm túcTuy nhiên, thực tế, đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn. Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực cho biết, cách ra đề kiểu này không phải là mới, lạ với thế giới. Vì đối với những người dạy học Toán, bài toán “Tuổi thuyền trưởng” đã trở thành kinh điển, không ai không biết.
Bên cạnh đó, nếu chú ý, có thể thấy bài toán được đánh dấu (*) - tức là bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài.
![]() |
Đề toán được chụp lại |
Trong một bài toán có 2 phần là những cái đã cho và cái phải tìm (câu hỏi của bài toán). Câu hỏi của bài toán này không đúng vì trong các dữ kiện không có yếu tố nào liên quan đến tuổi thuyền trưởng.
Tác giả cố tình vi phạm để tập cho trẻ thói quen đọc kỹ đề, phân biệt cái đã cho và cái phải tìm trước khi giải bài toán.Cũng xin lưu ý thêm rằng, trong sách bên cạnh câu hỏi còn có phần gợi ý giải; và đáp án bài toán này trong sách có ghi rõ là: "Không giải được vì đề toán sai. Tôi mong rằng, Bộ GD-ĐT cũng như các Nhà xuất bản và đặc biệt là bậc cha mẹ học sinh ủng hộ tác giả viết sách theo tư duy đổi mới, mà trước hết hướng vào khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã được xác định là khâu đột phá." - Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực bày tỏ.
![]() |
Phần lời giải của bài toán "oái oăm" |
Trao đổi với chuyên gia Toán học, Tiến sĩ Lê Thống Nhất ông cho rằng: khi nhìn bài toán này dưới một loạt các bài toán trước đó thì tôi mới nhận ra “thâm ý sư phạm” của tác giả và tôi ủng hộ “thâm ý” này. Tuy nhiên, ông không đồng ý với lời giải được đưa ra: Tôi không đồng ý với kết quả mà tác giả ghi trong sách: Không giải được vì bài toán sai. Bởi vì bài toán có sai đâu mà bài toán chỉ dẫn đến ta không biết được chính xác tuổi của vị thuyền trưởng hay nói cách khác bài toán có vô số kết quả như là ta giải một phương trình nào đó mà ra rất nhiều nghiệm. Tóm lại: bài toán không sai - đây là “cái bẫy nhỏ” để một số học sinh “sập bẫy” để từ đó nhắc nhở học sinh cần đọc kỹ từng đề bài khi giải toán, không máy móc theo những bài trước đó.
Nếu học sinh vững vàng thì sẽ kết luận : Không thể biết được tuổi của vị thuyền trưởng vì các giả thiết về những chú cừu không liên quan tới tuổi của vị thuyền trưởng. Đây là bài làm đúng nhất của bài toán này, ông cho biết thêm.
Đồng thời, TS Lê Thống Nhất cũng lưu ý thêm rằng: với học sinh tiểu học, bài toán kiểu này vẫn phù hợp, tuy nhiên không nên đưa ra nhiều lần. Bởi chỉ cần một lần là đủ để học sinh cảnh giác.
PGS Văn Như Cương cho rằng: “Đối với toán học thì những bài toán như vậy không phải là hiếm gặp. Ở đây chúng ta chỉ cần nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh. Vấn đề mấu chốt là khi thầy cô giáo đưa ra những dạng bài này thì cần phải có những gợi ý hoặc đã từng nhắc nhở các em trước đó, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học”.
Hiện nay, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy viết sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong công cuộc đổi mới GD&ĐT lần này.
Kết
Vấn đề giáo dục là một vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia cho nên nó luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Với đề toán lần này, vô hình chung đã tạo lên một làn sóng dư luận khá mạnh mẽ, nhiều quan điểm trái chiều được đưa ra trong đó có những ý kiến chỉ trích khá nặng nề đối với tác giả, nhà xuất bản thậm chí liên đới cả hệ thống giáo dục tiểu học. Thiết nghĩ, với trường hợp cụ thể này, theo lẽ thông thường, trước khi tranh luận, chúng ta nên trấn tĩnh, chí ít là tìm xem trong cuốn sách đó có phần đáp án không, và đáp án trả lời thế nào rồi sau mới bàn.
0 nhận xét:
Post a Comment