Thiết bị nghe lén cuộc gọi |
Dễ dính phần mềm “gián điệp”
Nhiều năm làm trong ngành công nghệ thông tin, sản xuất phầm mềm máy tính, điện thoại, ông Nguyễn Tuấn Huy - Giám đốc Công ty CP trò chơi Emobi (Hà Nội) đánh giá, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, phần mềm đều có thể dùng cho mục đích tốt hoặc xấu. Những phầm mềm một cách nào đó được cài vào điện thoại, máy tính để kiểm soát mà người dùng không thể biết.
Theo ông Huy, các phần mềm “gián điệp” xuất phát một phần từ chính người sử dụng như hay vào các trang web lạ, tải phần mềm không rõ nguồn gốc, không làm theo cảnh báo từ thiết bị… Hiện nhiều hệ điều hành của di động cũng đã có những tính năng cảnh báo, khuyến cáo người dùng trước khi tải về ứng dụng nhưng nhiều người không đọc kỹ, hoặc nghĩ đơn giản về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, đây cũng là “kẽ hở” để các phần mềm theo dõi xâm nhập vào thiết bị điện thoại.
“Người sử dụng còn bị lén cài đặt virus, hacker trên máy tính, điện thoại di động từ đó xâm nhập và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của người sử dụng, thậm chí còn dành quyền thao tác trên thiết bị. Cách đây ít lâu, người dùng máy tính cũng đã rất hoang mang vì phần mềm được cài đặt trên các máy, ghi lại thao tác trên bàn phím, lấy cắp mật khẩu. Mà khi đã có mật khẩu, thì mọi thông tin của email… đều bị xem và lấy cắp” - ông Tuấn Huy chia sẻ thêm.
Để phòng tránh, theo ông Huy: “Người dùng cũng nên cẩn thận, thiết lập thói quen sử dụng thiết bị đúng cách, đúng mục đích. Khó có thể nhận biết được các phần mềm theo dõi, nhưng người dùng có thể hạn chế bằng cách thường xuyên dùng các phần mềm diệt virus, thận trọng trong sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính không nên dùng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc, không vào trang web lạ… không giao máy cho các cơ sở sửa chữa, cài đặt điện thoại không đáng tin cậy”.
Nhan nhản thiết bị nghe lén
Trên thực tế, ngoài phần mềm theo dõi được “cấy” vào thiết bị điện thoại, máy tính, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện vô số loại thiết bị có thể nghe lén, ghi âm cuộc gọi điện thoại, định vị vị trí… phong phú về chủng loại, giá cả từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng.
Nhiều năm buôn hàng điện tử, anh Nguyễn Thanh Hùng (Khương Trung, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị nghe lén cuộc gọi, định vị vị trí sử dụng cho trường hợp theo dõi, kiểm soát cá nhân. Các thiết bị này có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, giá từ vài trăm ngàn đồng, cũng có thể lên tới vài triệu đồng. Các thiết bị này được các văn phòng thám tử tư và người dùng mua về để theo dõi ngoại tình là chủ yếu”.
Quả thực, không khó để sở hữu một thiết bị nghe lén điện thoại bởi chúng được rao bán nhan nhản trên mạng Internet. Trên trang web simnghe… rao bán loại sim nghe lén, nghe trộm, theo dõi từ xa bằng điện thoại di động giá chỉ 990.000đ. Thiết bị này ứng dụng công nghệ sóng điện thoại di động giúp cho thiết bị sim nghe lén có chức năng như một máy thu âm và truyền thông tin đến điện thoại.
Trang web Dangcap… thì rao bán thiết bị nghe lén ngụy trang ổ cắm điện, giá 990.000đ. Thiết bị này được quảng cáo là dễ dàng bỏ thiết bị này ở nhà, dưới gầm bàn, gầm giường hay một một góc nào đó mà không sợ bị phát hiện. Thiết bị này sử dụng sóng điện thoại di động để truyền tín hiệu. Còn trang web: gpsvn… rao bán thiết bị mang tên GPS TRACKER XM32 với giá 1,2 triệu đồng. Đây là thiết bị định vị toàn cầu, xác định vị trí địa chỉ trên toàn quốc, theo dõi trực tuyến. Thích hợp gắn vào xe máy, xe ô tô...
Bị phạt tiền hoặc ngồi tù
Dù tổ chức nghe lén điện thoại, xâm nhập điện tử, điện báo để mục đích kinh doanh hay chỉ theo dõi vợ, chồng ngoại tình ngoài khía cạnh can thiệp vào đời tư, người thực hiện vẫn có thể vướng vào vòng lao lý.
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Việc tổ chức sử dụng phần mềm, thiết bị nghe lén đối với cá nhân người khác là vi phạm pháp luật. Điều 125 - Bộ luật hình sự quy định rõ về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể chịu hình phạt từ phạt tiền cho tới phạt tù”.
Theo điều 125, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Cũng theo điều 125, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 - 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Nhiều năm làm trong ngành công nghệ thông tin, sản xuất phầm mềm máy tính, điện thoại, ông Nguyễn Tuấn Huy - Giám đốc Công ty CP trò chơi Emobi (Hà Nội) đánh giá, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, phần mềm đều có thể dùng cho mục đích tốt hoặc xấu. Những phầm mềm một cách nào đó được cài vào điện thoại, máy tính để kiểm soát mà người dùng không thể biết.
Theo ông Huy, các phần mềm “gián điệp” xuất phát một phần từ chính người sử dụng như hay vào các trang web lạ, tải phần mềm không rõ nguồn gốc, không làm theo cảnh báo từ thiết bị… Hiện nhiều hệ điều hành của di động cũng đã có những tính năng cảnh báo, khuyến cáo người dùng trước khi tải về ứng dụng nhưng nhiều người không đọc kỹ, hoặc nghĩ đơn giản về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, đây cũng là “kẽ hở” để các phần mềm theo dõi xâm nhập vào thiết bị điện thoại.
“Người sử dụng còn bị lén cài đặt virus, hacker trên máy tính, điện thoại di động từ đó xâm nhập và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của người sử dụng, thậm chí còn dành quyền thao tác trên thiết bị. Cách đây ít lâu, người dùng máy tính cũng đã rất hoang mang vì phần mềm được cài đặt trên các máy, ghi lại thao tác trên bàn phím, lấy cắp mật khẩu. Mà khi đã có mật khẩu, thì mọi thông tin của email… đều bị xem và lấy cắp” - ông Tuấn Huy chia sẻ thêm.
Để phòng tránh, theo ông Huy: “Người dùng cũng nên cẩn thận, thiết lập thói quen sử dụng thiết bị đúng cách, đúng mục đích. Khó có thể nhận biết được các phần mềm theo dõi, nhưng người dùng có thể hạn chế bằng cách thường xuyên dùng các phần mềm diệt virus, thận trọng trong sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính không nên dùng các phần mềm lậu, không rõ nguồn gốc, không vào trang web lạ… không giao máy cho các cơ sở sửa chữa, cài đặt điện thoại không đáng tin cậy”.
Nhan nhản thiết bị nghe lén
Trên thực tế, ngoài phần mềm theo dõi được “cấy” vào thiết bị điện thoại, máy tính, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện vô số loại thiết bị có thể nghe lén, ghi âm cuộc gọi điện thoại, định vị vị trí… phong phú về chủng loại, giá cả từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng.
Nhiều thiết bị nghe lén cuộc gọi điện thoại được chào bán trên Internet tại Việt Nam. |
Quả thực, không khó để sở hữu một thiết bị nghe lén điện thoại bởi chúng được rao bán nhan nhản trên mạng Internet. Trên trang web simnghe… rao bán loại sim nghe lén, nghe trộm, theo dõi từ xa bằng điện thoại di động giá chỉ 990.000đ. Thiết bị này ứng dụng công nghệ sóng điện thoại di động giúp cho thiết bị sim nghe lén có chức năng như một máy thu âm và truyền thông tin đến điện thoại.
Trang web Dangcap… thì rao bán thiết bị nghe lén ngụy trang ổ cắm điện, giá 990.000đ. Thiết bị này được quảng cáo là dễ dàng bỏ thiết bị này ở nhà, dưới gầm bàn, gầm giường hay một một góc nào đó mà không sợ bị phát hiện. Thiết bị này sử dụng sóng điện thoại di động để truyền tín hiệu. Còn trang web: gpsvn… rao bán thiết bị mang tên GPS TRACKER XM32 với giá 1,2 triệu đồng. Đây là thiết bị định vị toàn cầu, xác định vị trí địa chỉ trên toàn quốc, theo dõi trực tuyến. Thích hợp gắn vào xe máy, xe ô tô...
Bị phạt tiền hoặc ngồi tù
Dù tổ chức nghe lén điện thoại, xâm nhập điện tử, điện báo để mục đích kinh doanh hay chỉ theo dõi vợ, chồng ngoại tình ngoài khía cạnh can thiệp vào đời tư, người thực hiện vẫn có thể vướng vào vòng lao lý.
Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Theo điều 125, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Cũng theo điều 125, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 - 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Quang Huy (Gia đình & Xã hội)
0 nhận xét:
Post a Comment